Năm 2023 Ngành Quản Lý Công Nghiệp Có Dễ Xin Việc?

Tư vấn giáo dục
Năm 2023 Ngành Quản Lý Công Nghiệp Có Dễ Xin Việc

Mục lục

Ngành Quản lý công nghiệp vốn là ngành có từ rất lâu trên thế giới và cả tại Việt Nam. Tuy không còn là ngành học quá mới mẻ nhưng vẫn luôn có sức hút đặc biệt không chỉ với các bạn trẻ mà còn với các bậc phụ huynh hiện nay. Vậy ngành này có phải ngành dễ xin việc không? Sau khi tốt nghiệp sẽ làm gì? Mức lương của ngành này như thế nào?…v.v. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời và đưa ra lựa chọn một cách dễ dàng hơn nhé !

Ngành Quản lý công nghiệp là gì?

Năm 2023 Ngành Quản Lý Công Nghiệp Có Dễ Xin Việc
Ngành Quản lý công nghiệp là gì?

Quản lý công nghiệp ( tên tiếng Anh là Industrial Management – IM ) là sự kết hợp giữa hai lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật. Có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của một công ty, doanh nghiệp thương mại, kinh doanh, dịch vụ.

Tóm lại, quản lý công nghiệp là một ngành học nuôi dưỡng, cung cấp cho sinh viên những kiến ​​thức và kỹ năng chuyên sâu về quản lý nguồn nhân lực, dự án, sản xuất, quản lý vật tư và hàng tồn kho, đánh giá công nghệ, …v.v. Với kiến ​​thức phong phú về hoạt động kinh doanh và am hiểu thị trường, Cử nhân Quản trị cũng chịu trách nhiệm lập kế hoạch dự án kinh doanh, lập kế hoạch tiếp thị, nghiên cứu thị trường và đầu tư tài chính…

Cơ hội việc làm của ngành Quản lý công nghiệp

Năm 2023 Ngành Quản Lý Công Nghiệp Có Dễ Xin Việc
Quản lý công nghiệp – Cơ hội việc làm

Quản lý công nghiệp được đánh giá là ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai, mang đến cơ hội việc làm rộng mở và mức lương hấp dẫn. Sinh viên tốt nghiệp Cử nhân Quản lý Công nghiệp sẽ có cơ hội làm việc trong các tổ chức sản xuất, dịch vụ và thương mại có quy mô khác nhau (trung bình hoặc lớn) và các loại hình hoạt động khác nhau từ địa phương đến quốc tế , với khả năng thực tập sau khi học:

  • Nhân viên hoặc người quản lý của các tổ chức thương mại và phi thương mại;
  • Người lao động hoặc người quản lý của các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế – xã hội;
  • Nhân viên hoặc người quản lý của các tổ chức tư nhân và công cộng

Các nhiệm vụ cụ thể như sau:

  • Quản lý mua sắm: Đánh giá các kế hoạch mua hàng, thiết lập các cấp độ hoạt động, điều phối các hoạt động hoạt động và xác định các ưu tiên hoạt động.
  • Quản lý nhà máy: lên kế hoạch sản xuất, quản lý mua hàng và hàng tồn kho, quản lý nhân sự trong nhà máy.
  • Quản lý chất lượng: Phân tích chi tiết các cơ sở dữ liệu và bảng tính, xem xét các quy trình để xác định các khu vực cần cải thiện, quản lý việc thực hiện các thay đổi.
  • Lập kế hoạch và quản lý chuỗi cung ứng: Đàm phán hợp đồng, xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp và duy trì hệ thống mua hàng, lập hóa đơn và trả lại hàng chính xác.
  • Tư vấn cải tiến quy trình: Thiết kế và triển khai các chương trình sản xuất tinh gọn để giảm thời gian sản xuất trong các ngành sản xuất và dịch vụ.
  • Quản lý kế toán tài chính: theo dõi và quản lý hoạt động kế toán tài chính của công ty, phân tích chứng khoán: phân tích và xử lý số liệu chứng khoán…
  • Quản trị nguồn nhân lực: lập kế hoạch nhân sự, khảo sát nhu cầu đào tạo và lập kế hoạch đào tạo, định biên nhân sự, kế hoạch lương thưởng, chính sách đãi ngộ và quan hệ lao động…
  • Quản lý kinh doanh: nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch về chiến lược, về kinh doanh, áp dụng các phương pháp pháp lý và kinh doanh trong các bối cảnh khác nhau…

Mức lương của ngành Quản lý công nghiệp như thế nào?

Năm 2023 Ngành Quản Lý Công Nghiệp Có Dễ Xin Việc
Ngành Quản lý công nghiệp – Mức lương
  • Đối với sinh viên ngành Quản lý công nghiệp khi mới ra trường và chưa có kinh nghiệm làm việc “thực chiến” sẽ có mức lương khởi điểm khoảng 7 – 10 triệu đồng khi công tác tại các doanh nghiệp.
  • Còn với những bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại những doanh nghiệp liên quan đến ngành Quản lý công nghiệp mức lương sẽ cao hơn khoảng 10 – 20 triệu đồng. Và thu nhập sẽ còn cao hơn nữa phụ thuộc vào kinh nghiệm và chức vụ của bạn.

Yêu cầu của ngành Quản lý công nghiệp như thế nào?

Năm 2023 Ngành Quản Lý Công Nghiệp Có Dễ Xin Việc
Ngành Quản lý công nghiệp – Yêu cầu nghề nghiệp

Để thành công và làm việc lâu dài trong lĩnh vực Quản lý công nghiệp, đòi hỏi bạn phải đảm bảo được các điều kiện sau:

  • Biết vận dụng kiến thức chuyên môn nhằm phân tích và đề xuất hướng giải quyết những vấn đề quản lý, với sự trợ giúp của việc sử dụng các công cụ phần mềm chuyên.
  • Tự tin trình bày những vấn đề chuyên môn hoặc trong quản lý nhân sự.
  • Viết báo cáo, biểu mẫu tài liệu đúng chuẩn và đầy đủ thông tin phục vụ quá trình ra quyết định.
  • Trình độ tiếng Anh tối thiểu tương đương TOEIC 450.
  • Có khả năng thực hiện ít nhất một trong những nhiệm vụ sau: Lập kế hoạch sản xuất; quản lý chuỗi cung ứng; phân tích và hoạch định nhu cầu vật tư; kiểm soát và cải tiến chất lượng; đánh giá trình độ công nghệ. ..
  • Hiểu biết về một kỹ thuật – công nghệ và cộng tác được với các chuyên gia và bộ phận kỹ thuật.
  • Biết áp dụng kỹ thuật, cơ sở định lượng, kỹ năng và công cụ hiện đại trong công việc chuyên môn.

Hy vọng với thông tin mà bài viết này đem đến bạn đọc sẽ có cái nhìn khách quan về ngành Quản lý công nghiệp. Nếu bạn còn bất kì thắc mắc thì tại đây các thầy cô sẽ tư vấn giải đáp giúp bạn!

Quý Phụ huynh và sinh viên đăng ký tư vấn chọn ngành, chọn trường phù hợp vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: Số 116 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline: 033 2077 196  

Email: contact@daihoconline.edu.vn

Danh mục

Cần trợ giúp?

Liên hệ ngay để được miễn phí tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc của bạn