Xây Dựng Dân Dụng Và 4 Điều Cơ Bản Bạn Nên Biết Trước Khi Chọn

Tư vấn giáo dục
Xây Dựng Dân Dụng Và 4 Điều Cơ Bản Bạn Nên Biết Trước Khi Chọn

Mục lục

Xây dựng dân dụng là ngành gì? Ngành này yêu cầu gì? Vai trò của ngành xây dựng dân dụng? Học ngành xây dựng dân dụng sau ra làm gì ở đâu?, …. v.v. Đây đều là một loạt các câu hỏi mà mọi học viên và cả các bậc phụ huynh trước khi đăng kí hay lựa chọn ngành học này đều thực sự cần phải nắm rõ. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ và sâu hơn về ngành này, cùng tìm hiểu nhé!

Xây dựng dân dụng là gì?

Xây dựng dân dụng là gì?

Xã hội càng phát triển kéo theo sự phát triển của chất lượng cuộc sống con người trong đó thiết yếu nhất chính là nhu cầu về ăn, ở và đi lại. Việc phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng những công trình dân dụng trở thành cấp bách hơn bao giờ hết. Nhu cầu phát triển đã kéo theo nhu cầu về nhân lực của ngành Xây dựng dân dụng tăng cao và từ trước đến nay ngành nghề này chưa bao giờ hết “hot”.

Vậy xây dựng dân dụng là gì? Xây dựng dân dụng được định nghĩa là ngành kỹ thuật xây dựng đảm nhiệm từ khâu thiết kế đến xây dựng và sửa chữa bảo trì hạng mục công trình dân dụng.

Vai trò của ngành xây dựng dân dụng là gì?

Xây Dựng Dân Dụng Và 4 Điều Cơ Bản Bạn Nên Biết Trước Khi Chọn
Vai trò của xây dựng dân dụng

Một quốc gia phát triển đồng nghĩa với việc cần thỏa mãn những nhu cầu về cơ sở hạ tầng. Và để làm được điều ấy, vai trò của ngành xây dựng là không thể phủ nhận. Đây là lĩnh vực góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với từng cá nhân, tổ chức và toàn xã hội. Chỉ khi xây dựng kỹ thuật phát triển thì những lĩnh vực khác trong nền kinh tế mới có nhiều điều kiện hơn để phát triển theo. Có thể nói rằng, ngành xây dựng đang đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó còn là yếu tố xác định cơ cấu và trình độ phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó, nó cũng nắm giữ vai trò của một công cụ quản lý kinh tế hiệu quả nhất.

Tại Việt Nam, xây dựng dân dụng là ngành sản xuất vật chất quan trọng và cho đến thời điểm hiện nay, ngành này vẫn đang thể hiện rõ ràng tầm quan trọng của mình bằng:

  • Biểu hiện rõ ràng các chủ trương và chính sách phát triển kinh tế đất nước
  • Tăng cường cơ sở vật chất kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế
  • Tạo động lực thúc đẩy ngành kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
  • Tăng cường thương hiệu quốc gia, đem đến sức hút nhà đầu tư quốc tế
  • Tăng tỷ suất lợi nhuận cho kinh tế nhà nước

Yêu cầu của ngành xây dựng dân dụng?

Xây Dựng Dân Dụng Và 4 Điều Cơ Bản Bạn Nên Biết Trước Khi Chọn
Xây dựng dân dụng -Yêu cầu
  • Có kỹ năng tính toán tốt: Nếu bạn muốn chọn chuyên ngành xây dựng dân dụng thì yêu cầu đầu tiên là bạn nên học giỏi các môn khoa học tự nhiên và có khả năng tính toán một cách logic. Bởi kỹ thuật nói chung, đặc biệt là kỹ thuật xây dựng là ngành đặc thù, đòi hỏi sự đánh giá chính xác, tỉ mỉ, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng dễ gây ra những hậu quả khó lường.
  • Đam mê kỹ thuật: Chúng ta đều biết rằng xây dựng dân dụng là một nghề có rất nhiều áp lực, vì vậy bạn cần phải có niềm đam mê và nhiệt huyết để phát triển trong ngành này. Nếu không đủ máu lửa với nghề, bạn rất dễ bỏ cuộc vì áp lực, vất vả hoặc bị đào thải vì nhiều yếu tố khác.
  • Kiến thức về văn hóa và địa lý: Sẽ là một lợi thế nếu bạn am hiểu về địa lý văn hóa của từng vùng miền cụ thể. Chính sự hiểu biết về địa lý văn hóa này sẽ mang đến cho các công trình do bạn thiết kế và xây dựng một bản sắc riêng phù hợp với khí hậu, địa hình mà còn có tuổi thọ lâu dài.
  • Trang bị cho mình về thể chất: Từ “xây dựng” cũng phản ánh các yêu cầu cụ thể của ngành. Để học ngành xây dựng dân dụng, bạn phải đến công trường, nhà máy để thực tập, bạn cần trang bị thể chất cho mình trước khi có thể chuẩn bị cho kỳ thực tập.

Cơ hội nghề nghiệp như thế nào?

Xây dựng dân dụng – Cơ hội nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, học viên hiểu được kiến thức chuyên ngành xây dựng dân dụng là gì sẽ được đào tạo nâng cao có thể làm nhiều công việc khác trong ngành xây dựng hay vật liệu xây dựng. Khả năng chuyển đổi ở ngành này khá cao vì có nhiều việc làm xây dựng khác nhau với nhiều lĩnh vực đặc thù mở rộng ra cơ hội việc làm.

  • Kỹ sư thiết kế kiến trúc công trình: thiết kế và tư vấn các biện pháp kỹ thuật xây dựng công trình
  • Kỹ sư thi công và giám sát: quản lý công trình, tư vấn và triển khai các biện pháp kỹ thuật để quản lý và khai thác sử dụng công trình
  • Tư vấn giám sát và thi công: giám sát quá trình thiết kế và thi công
  • Tư vấn quản lý công trình xây dựng: quản lý và tư vấn quản lý thi công cũng như quản lý chất lượng các công trình xây dựng
  • Tư vấn kinh doanh: liên quan đến các sản phẩm xây dựng dành cho nhà thầu hoặc chủ đầu tư
  • Kỹ sư an toàn lao động: tổ chức, thiết kế, thi công và giám sát hệ thống an toàn lao động trong và ngoài công trình

Trên đây là vài điều cơ bản mà lại vô cùng quan trọng, nếu bạn vẫn còn nhiều những thắc mắc và cần lý giải những câu hỏi về chuyên ngành này thì bạn đừng ngần ngại mà hãy bấm TẠI ĐÂY để tìm hiểu thêm nhé!

Quý Phụ huynh và sinh viên đăng ký tư vấn chọn ngành, chọn trường phù hợp vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: Số 116 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline: 033 2077 196  

Email: contact@daihoconline.edu.vn

Danh mục

Cần trợ giúp?

Liên hệ ngay để được miễn phí tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc của bạn